Trang trí trên các cấu kiện, cốn và ván nong đình Hàng Kênh

Ngôi đình cổ Hàng Kênh (Hải Phòng) đã tồn tại bao đời nay, và vẫn luôn mang lại dấu ấn sâu đậm đối với những người đến tham quan, chiêm ngưỡng. Nét đẹp ấy nằm ở kiến trúc cổ, hoa văn trang trí độc đáo, hài hòa.

Dinh-Hang-Kenh
Đình Hàng Kênh (Hải Phòng)

Hoa văn chạm trổ tinh xảo trên vì kèo đình cổ Hàng Kênh (Hải Phòng)

Chi-tiet-hoa-van-cham-khac-tren-vi-keo-dinh-Hang-Kenh
Chi tiết hoa văn chạm khắc trên vì kèo đình Hàng Kênh

Hoa văn cây cỏ là đề tài xuyên suốt trong nghệ thuật tạo hình của người Việt. Sự hỗ trợ của cây cỏ đã làm cho ngôi đền, ngôi chùa, ngôi đình cổ trở nên ấm áp hơn, linh thiêng hơn. Cây cỏ trong tạo hình của thời nào cũng vậy, nó phản ánh đúng tư tưởng, tình cảm của người đương thời, phản ánh những mơ ước cháy bỏng về một cuộc sống yên bình, no đủ.

Hoa-van-hinh-rong-tren-vi-keo-tai-dinh-Hang-Kenh
Trang trí trên cốn và ván nong đình Hàng Kênh (Hải Phòng)

Những con vật trong chạm khắc dân gian chủ yếu là linh vật, còn được gọi là những con vật trong vũ trụ như rồng, phượng, lân, nghê… Người đời đã gán cho chúng những khả năng siêu phàm có thể chi phối đến cuộc sống nhân thế ở những mức độ khác nhau. Linh vật không mang hình tượng nhân cách nhưng lại hội tụ những chức năng cụ thể nhằm tất cả vì con người, vì mối quan hệ nhân sinh, vũ trụ.

Chi-tiet-hoa-van-cham-khac-tren-vi-keo-dinh-Hang-Kenh(2)
Chi tiết hoa văn chạm khắc trên vì kèo đình Hàng Kênh (2)

Đình cổ Hàng Kênh (Hải Phòng) vẫn luôn thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu, giới chuyên môn về nhà cổ. Một phần cũng bởi lối trang trí, đường nét chạm khắc trên vì kèo rất độc đáo, khiến người xem phải trầm trồ ngưỡng mộ, thán phục người thợ chạm tài ba.

Ngôi đình cổ với hoa văn chạm khắc đường nét dứt khoát

Ngôi đình cổ Tây Đằng là một trong những ngôi đình đặc trưng của làng quê Việt Nam. Ngôi đình cổ mang trong mình những dấu ấn riêng biệt nhưng cũng là dấu ấn đặc trưng chung của những ngôi đình Việt Nam, đó là các chi tiết hoa văn chạm khắc tinh xảo.

Dinh-Tay-Dang
Đình Tây Đằng

Những đường nét hoa văn trên cấu kiện, kiến trúc tại ngôi đình cổ Đình Tây Đằng vẫn còn in đậm dấu ấn của thời Lý Trần. Với đường nét dứt khoát, hình khối mạnh chắc mang lại sự khỏe khoắn, mạnh mẽ.

Ngôi đình cổ Tây Đằng với chi tiết hoa văn chạm khắc sinh động

Hoa-van-cham-khac-tren-vi-keo-dinh-Tay-Dang(1)
Hoa văn chạm khắc trên vì kèo đình Tây Đằng (1)
Vi-keo-dinh-tay-dang-voi-cac-chi-tiet-hoa-van-cham-khac-tinh-xao
Vì kèo đình Tây Đăng với các chi tiết hoa văn chạm khắc tinh xảo

Chi tiết chạm khắc đề tài xoay quanh cuộc sống của con người

Nét độc đáo ở đình Tây Đằng là những bức chạm khắc trong các cấu kiện kiến trúc với những đề tài về thiên nhiên, hoa cỏ và đặc biệt là mảng đề tài thiên về hoạt động của con người ở làng xã Việt Nam thế kỷ 16 như: cảnh thầy đồ dạy học, mẹ gánh con, lễ hội, bơi thuyền, uống rượu… tất cả đều tự nhiên, mộc mạc bộc lộ cá tính của tác giả và mang đậm tính chất dân tộc.

Hoa-van-cham-khac-tren-vi-keo-dinh-Tay-Dang(2)
Hoa văn chạm khắc trên vì kèo đình Tây Đằng (2)
Chi-tiet-hoa-van-cham-khac-tai-dau-bay-dinh-Tay-Dang
Trang trí trên đầu bẩy đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội)

Trong trang trí, tính chất dân dã thể hiện qua đề tài con người là sâu đậm nhất. Hầu như trong bất kể hình thức nào tính chất đó cũng được bộc lộ rõ ràng. Và khi đi vào cuộc sống thường nhật như: cảnh đánh cờ, chèo thuyền, đấu vật, ôm gà… tất cả đều nói lên một giá trị điêu khắc rõ rệt với các khối được diễn tả căng no đủ trong một hình thức đơn giản, khái quát cao, thể hiện tinh thần vui chơi, hồn hậu của truyền thống dân tộc.

Ngôi đình cổ Tây Đằng là một phần không thể thiếu trong danh sách những ngôi đình cổ, đẹp với lối kiến trúc, trang trí độc đáo trong văn hóa kiến trúc Việt.

Ngôi đình cổ Ngọc Canh có hoa văn chạm khắc tinh xảo trên vì kèo

Ngôi đình cổ Ngọc Canh (Vĩnh Phúc) có lối kiến trúc, trang trí đặc trưng của những ngôi đình làng truyền thống, mang đậm hồn cốt văn hóa Việt.

Nghệ thuật chạm khắc dân gian của người Việt rất đa dạng, độc đáo và luôn song hành với chạm khắc chính thống (hay chạm khắc bác học), tức nghệ thuật chạm khắc phục vụ cho cung đình, cho tầng lớp quý tộc.

Lối chạm khắc tại ngôi đình cổ Ngọc Canh có sự kết hợp giữa lối chạm khắc dân gian với lối chạm khắc bác học.

Dinh-Ngoc-Canh
Đình Ngọc Canh (Vĩnh Phúc)

Ngôi đình cổ có hoa văn chạm khắc tinh xảo

Hoa văn mang tính hiện thực miêu tả cuốc sống hường ngày của con người

Hoa-van-cham-khac-tren-vi-keo-dinh-Ngoc-Canh(1)
Trích đoạn chạm khắc trên cốn đình Ngọc Canh (Vĩnh Phúc)

Các đường nét chạm trổ điêu luyện chứng tỏ rằng tay nghề của người thợ chạm khắc rất cao.

Những hình ảnh cuộc sống dung dị đời thường của con người được bàn tay khéo léo của người thợ chạm mô tả đầy sinh động.

Hoa-van-cham-khac-tren-vi-keo-dinh-Ngoc-Canh(2)
Hoa văn chạm khắc trên vì kèo đình Ngọc Canh (2)

Có thể nhận thấy ở đây đó là những đường nét chạm nổi 3D sinh động, bố cục rõ ràng.

Hoa-van-cham-khac-tren-vi-keo-dinh-Ngoc-Canh(3)
Hoa văn chạm khắc trên vì kèo đình Ngọc Canh (3)

Điêu khắc, chạm khắc tại đình, đền, chùa là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt Nam. Những giá trị văn hóa ấy mang hồn cốt văn hóa Việt vẫn còn lưu giữ đến ngày nay qua những ngôi nhà Việt, những ngôi đình, đền, chùa.

Ngôi đình cổ Ngọc Canh với những hoa văn chạm khắc điêu luyện, là một nét độc đáo, đặc trưng trong văn hóa kiến trúc Việt.

Vì kèo chùa Dâu (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh)

Vì kèo đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên kiểu dáng ngôi nhà. Đồng thời còn là trụ đỡ, giúp ngôi nhà có thể chịu được ảnh hưởng của mưa, gió, bão,…

Chùa Dâu tọa lạc tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là một trong những ngôi chùa nổi tiếng, được hình thành và phát triển cùng với sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam.

Chua-Dau
Chùa dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh)

Kết cấu vì kèo

Vì kèo vững chắc là một trong những lý do giúp chùa Dâu tồn tại được đến ngày nay.

Ket-cau-vi-keo-chua-Dau
Kết cấu vì kèo chùa Dâu

Các chi tiết cấu kiện, khớp nối được làm công phu, tỉ mỉ, ăn khớp với nhau.

Vi-keo-chua-Dau
Vì kèo chùa Dâu

Hai hàng cột ở giữa đóng vai trò quan trọng trong việc đỡ phần mái. Phần mái có chắc chắn hay không là phụ thuộc vào thiết kế cột kèo.

Cùng với hệ thống cột đỡ chắc chắn, mái được lợp hai lớp ngói, không gian bên trong thoáng đãng làm nổi bật lên kiến trúc của chùa Dâu.

Vì kèo chùa Dâu được thiết kế, xây dựng từ khi Phật giáo vào Việt Nam, trải qua một số lần tu sửa nhưng vẫn giữ được kiểu dáng ban đầu.

Nhà cổ Tích Thiện Đường ở Túy Loan (Hòa Vang, Đà Nẵng)

Ngôi nhà cổ Tích Thiện Đường đã tồn tại hơn 200 năm nhưng vẫn còn rất vững chãi của gia chủ Đỗ Hữu Minh (thôn Thái Lai, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, tỉnh Đà Nẵng). Hiện ngôi nhà cổ vẫn còn giữ được vẹn nguyên lối kiến trúc nhà Việt cổ xưa được chạm khắc với nhiều hoa văn tinh xảo cầu mong cho gia chủ một cuộc sống sung túc, no đủ.

Nhà cổ Tích Thiện Đường của gia chủ Đỗ Hữu Minh (thôn Thái Lai, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, tỉnh Đà Nẵng)
Nhà cổ Tích Thiện Đường của gia chủ Đỗ Hữu Minh (thôn Thái Lai, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, tỉnh Đà Nẵng)

Ngôi nhà cổ kiến trúc hài hòa với tự nhiên

Cổng vào nhà cổ Tích Thiện Đường
Cổng vào nhà cổ Tích Thiện Đường

Nhà cổ Tích Thiện Đường là một ngôi nhà cổ có kiến trúc thâm trầm, bình yên và thơ mộng.

Lối vào nhà

Lối vào rợp bóng cây xanh
Lối vào rợp bóng cây xanh

Lối vào ngôi nhà được lát đá sỏi, cây cối mọc xung quanh.

Ngôi nhà cổ Tích Thiện Đường đã hơn 200 năm tuổi
Nhà 3 gian, 2 chái

Nhà chính được xây theo lối kiến trúc ba gian hai chái, mái lợp ngói âm dương đúng kiểu kiến trúc quen thuộc của những ngôi nhà cổ có hàng trăm năm tuổi ở những làng quê xứ Quảng Đà, mà nay không còn mấy nhà được giữ vẹn nguyên như Tích Thiện Đường.

Gỗ mít lên màu nâu bóng
Gỗ mít lên màu nâu bóng

Ngôi nhà được làm từ gỗ mít lấy từ Huế, Quảng Nam. Toàn bộ bàn thờ, phản ngồi, cột nhà… làm từ gỗ mít, trải qua hàng trăm năm tuổi đã lên màu nâu bóng.

Những ngôi nhà làm từ gỗ mít không những bền mà còn giữ được nét mới như những ngôi nhà mới được làm.

Hoa văn được chạm trổ tinh xảo
Hoa văn được chạm trổ tinh xảo

Những nét chạm trổ tinh xảo trên thủ thờ, xà ngang, cột nhà… là dấu ấn tài hoa của những người thợ làng Mộc Kim Bồng (Hội An, Quảng Nam) một thời vang tiếng.

Hoa văn chạm khắc càng tinh xảo càng thể hiện được đôi tay tài hoa của người thợ và có ý nghĩa nhất định đối với gia chủ.

Hoành Phi "Tích Thiện Đường"
Hoành Phi “Tích Thiện Đường”

Có tuổi thọ trên 200 năm, nhà cổ Tích Thiện Đường còn vẹn nguyên lối kiến trúc nhà Việt cổ xưa. Hoành phi “Tích Thiện Đường” với ý nghĩa răn dạy con cháu phải biết tích đức, làm điều thiện.

Ngôi nhà cổ mang dấu ấn kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà ở Huế, Đà Nẵng… là lối kiến trúc nhà vườn, hài hòa với tự nhiên. Trải qua bao năm tháng, nhưng ngôi nhà vẫn luôn giữ được dáng vẻ cổ kính.

Chuyên gia về nhà Việt- Nguyễn Thị Vân Anh

Nhà gỗ Phúc Lộc

Ngôi nhà cổ với lối kiến trúc khác biệt giữa lòng thủ đô Hà Nội

Ngôi nhà cổ của ông Vũ Mạnh Thắng ( thôn Đụn Dương, xã Liên Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội) còn gây chú ý bởi nó lưu giữ rất nhiều nét cổ xưa, dù đã qua 200 năm tuổi. Ngôi nhà nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội nhưng lại mang một lối kiến trúc riêng biệt, khác hoàn toàn với không gian của nhưng ngôi nhà cao tầng xung quanh.

Ngôi nhà cổ của ông Vũ Mạnh Thắng ( thôn Đụn Dương, xã Liên Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội)
Ngôi nhà cổ của ông Vũ Mạnh Thắng ( thôn Đụn Dương, xã Liên Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội)

Ngôi nhà cổ mang giá trị kiến trúc Việt

Cổng nhà
Cổng nhà

Chiếc cổng và lối dẫn vào ngôi nhà là một nét đặc trưng của những ngôi nhà Việt cổ truyền.

Mái nhà được lợp bằng ngói vảy
Mái nhà được lợp bằng ngói vảy

Mái nhà được lợp bằng ngói vảy

Lối dẫn vào nhà lát gạch
Lối dẫn vào nhà lát gạch

Sân, nền được lát bằng gạch cổ.

Bậc thềm
Bậc thềm

Ngôi nhà cổ được giữ gìn cẩn thận không hề bạc thếch, cũ kỹ mà vẫn sạch sẽ và có phần phong lưu. Trải qua nhiều lần tu sửa, ngôi nhà vẫn giữ được dáng vẻ cổ kính vốn có.

Kết cấu của ngôi nhà cổ mang đậm quan niệm thời phong kiến với bậc hè và ngưỡng cửa cao. Khách vào nhà phải cúi đầu nhìn tránh vấp ngã và cũng thể hiện sự tôn trọng đối với gia chủ.

Ngưỡng cửa
Ngưỡng cửa

Cửa và ngưỡng cửa chỉ được đánh bóng lại chứ chưa hề phải thay thế. Mặc dù đã có dấu vết thời gian nhưng không có tình trạng mối mọt.

Cửa bức bàn
Cửa bức bàn

Gỗ được dùng để làm nên ngôi nhà là táu, mít, xoan, dỗi, vàng tâm là những loại gỗ có giá trị, chống mối mọt và độ bền cao. Trải qua mưa nắng, sự tác động của các yếu tố môi trường và con người, nhưng ngôi nhà cổ vẫn kiên cố bất chấp thời gian.

Những đường nét hoa văn chạm khắc không quá cầu kỳ nhưng vẫn mang vẻ đẹp rất riêng. Cánh cửa bức bàn tạo nên sự chắc chắn và khỏe khoắn, là điểm nhấn ngay từ khi bước vào ngôi nhà cổ.

Gian thờ
Gian thờ
Cột nhà làm từ cây cau điêu khắc câu đối chữ Nho
Cột nhà làm từ cây cau điêu khắc câu đối chữ Nho

Nhìn từ bên ngoài thì thấy sự mộc mạc giản dị của ngôi nhà, nhưng khi bước vào bên trong ngôi nhà cổ sẽ bị ấn tượng bởi thiết kế và sự hoài cổ của những vật dụng gian thờ.

Xà nhà
Xà nhà

Các thanh xà nhìn như mới được làm dù đã trải qua 200 năm.

Kiến trúc độc đáo và riêng biệt của ngôi nhà cổ 200 năm tuổi được xem như là báu vật vô giá giữa lòng thủ đô tấp nập. Mang giá trị là khuôn mẫu kiến trúc nhà Việt truyền thống.

Chuyên gia về nhà Việt- Nguyễn Thị Vân Anh

Nhà gỗ Phúc Lộc

Ngôi nhà cổ gỗ lim giá bạc tỷ ở Bắc Ninh

Ngôi nhà cổ gỗ lim của vợ chồng ông Nguyễn Văn Trang và bà Mẫn Thị Hoàn ở làng Mẫn Xá – Văn Môn – Yên Phong – Bắc Ninh là một trong những ngôi nhà cổ có giá bạc tỷ được nhiều người săn lùng. Ngôi nhà cổ đã nhiều lần có người hỏi mua nhưng ông Trang và bà Hoàn đã nhất quyết từ chối.

Ngôi nhà cổ gỗ lim của vợ chồng ông Nguyễn Văn Trang (Yên Phong, Bắc Ninh)
Ngôi nhà cổ gỗ lim của vợ chồng ông Nguyễn Văn Trang (Yên Phong, Bắc Ninh)

Giá trị bạc tỷ của ngôi nhà cổ gỗ lim

Ông Nguyễn Văn Trang (chủ nhân ngôi nhà cổ)
Ông Nguyễn Văn Trang (chủ nhân ngôi nhà cổ)

Ngôi nhà cổ gỗ lim được xây dựng vào năm 1774 bởi cụ tổ Nguyễn Văn Cấn.

Cột gỗ lim chắc khỏe
Cột gỗ lim chắc khỏe

Nhà có 7 gian, gồm 3 gian giữa và 4 gian buồng. Chỉ trừ có 1 chiếc cột nhà làm bằng gỗ xoan, còn lại 47 cột khác đều làm bằng gỗ lim. Mỗi cột có đường kính khoảng 50cm, đen bóng và vững chãi.

Gian thờ với hoành phi và câu đối
Gian thờ với hoành phi và câu đối

Gian chính giữa ngôi nhà là nơi thờ cúng tổ tiên. án gian phía trước dài hơn 2m để cây đèn, nồi hương và ống hương. Sau án gian là giường giữa, nơi để mâm cúng và đồ thờ. Sau cùng là xích đông, nơi để ảnh thờ và 1 chiếc ỷ (chiếc ghế giống như ngai vàng). Dưới chân xích đông, 2 tấm bia đá đứng cạnh nhau viết bằng chữ Nho dày kín.

Bức hoành phi có ngụ ý từ lời dặn của cụ tổ: “Cố mà giữ lấy nếp nhà”, các con chữ được dát vàng đã mờ đi nhiều do tác động của thời gian và môi trường.

Hai bên cột lim ở gian giữa là 2 tấm gỗ lim khắc câu đối còn khá nguyên vẹn.

Núm tròn trên cửa
Núm tròn trên cửa

Ngôi nhà có những chiếc núm tròn và vuông ở trên cửa “3 vuông, 7 tròn”, với ngụ ý răn dạy con dâu khi về nhà chồng phải biết giữ nề nếp gia phong.

Phiến đá xanh từ thời Minh Mạng
Phiến đá xanh từ thời Minh Mạng

Phiến đá xanh khắc chữ Hán Nôm được cho là có từ thời Minh Mạng, là minh chứng cho sự tồn tại của ngôi nhà.

Tồn tại gần 300 năm, ngôi nhà cổ không những có giá trị về mặt kiến trúc mà còn có giá trị về văn hóa. Giá trị của ngôi nhà là không thể đong đếm được.

Ngôi nhà cổ đã được nhiều người hỏi mua, cả những tay buôn nhà ở trong nước đến người nước ngoài. Và từng được trả giá đến 1 triệu USD, nhưng trước sự cương quyết không bán của vợ chồng chủ nhà, đến nay ngôi nhà cổ vẫn được giữ nguyên vẹn.

Chuyên gia về nhà Việt- Nguyễn Thị Vân Anh

Nhà gỗ Phúc Lộc

Ngôi nhà cổ hơn 200 năm tuổi chạm khắc hoa văn tinh xảo ở Thanh Hóa

Với nét chạm trổ tinh xảo, ngôi nhà cổ hơn 200 năm của ông Phạm Ngọc Tùng ở thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa được UNESCO công nhận là một trong mười ngôi nhà cổ dân gian truyền thống đẹp nhất Việt Nam.

Ngôi nhà cổ hơn 200 năm tuổi của ông Phạm Ngọc Tùng ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Ngôi nhà cổ hơn 200 năm tuổi của ông Phạm Ngọc Tùng ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Hoa văn chạm khắc tinh tế

Chạm khắc hoa văn trên vì kèo
Chạm khắc hoa văn trên vì kèo

Chạm khắc hoa văn trên vì kèo

Ngôi nhà cổ được xây dựng năm 1810, đến nay vẫn giữ được nét cổ kính và hoa văn chạm khắc vẫn còn rất rõ nét.

Chạm khắc trên gỗ xoan
Chạm khắc trên gỗ xoan
Cột nhà được làm bằng những loại gỗ quý, chịu lực như gỗ táu, sến, lát…
Cột nhà được làm bằng những loại gỗ quý, chịu lực như gỗ táu, sến, lát…

Vật liệu chính sử dụng là gỗ. Phần nhiều là gỗ xoan được trồng phổ biến trong vùng có đặc tính nhẹ, ít mối, mọt.

Hệ thống xà cột
Hệ thống xà cột
Đầu xà
Đầu xà
Sự bắt mắt trong đường nét chạm khắc trên đầu xà
Sự bắt mắt trong đường nét chạm khắc trên đầu xà

Đầu xà với hoa văn chạm khắc tinh xảo

Chạm hoa văn trên đàu xà

Hầu hết khung nhà, cột, chèo, cửa… đều được làm bằng những loại gỗ quý, trong đó gỗ xoan được sử dụng nhiều nhất bởi có đặc tính nhẹ, ít mối mọt. Mỗi họa tiết hoa văn, hình điêu khắc trên các vì kèo đều có ý nghĩa riêng của nó và không trùng lặp mà luôn đối hướng, đối xứng.

Phần xà, mái, cột trong nhà được chạm khắc đẹp mắt
Phần xà, mái, cột trong nhà được chạm khắc đẹp mắt
Chạm khắc trên xà lòng
Chạm khắc trên xà lòng

Nét chạm độc đáo

Phía trên cửa,phần ván chia thành nhiều phần, bậc và trang trí công phu
Phía trên cửa,phần ván chia thành nhiều phần, bậc và trang trí công phu
Núm phía trên cửa được chạm khắc công ohu
Núm phía trên cửa được chạm khắc công ohu
Kệ bàn thờ cổ
Kệ bàn thờ cổ
Câu đối ở gian thờ
Câu đối ở gian thờ

Trong ngôi nhà cổ của ông Tùng còn lưu giữ 8 bức câu đối viết bằng chữ Hán Nôm có in ấn tín của nhà vua. Đây cũng là một phần tạo nên sự cổ kính và thâm nghiêm của ngôi nhà.

Đồ thờ hình long, ly, quy, phượng
Đồ thờ hình long, ly, quy, phượng

Vì là nhà từ đường (nhà thờ họ) nên trong ngôi nhà cổ có nhiều đồ thờ hình long, ly, quy, phượng chạm khắc cầu kỳ và các bức hoành phi, câu đối cổ vẫn còn nguyên vẹn.

Chạm hoa văn trên đàu xà

Hoa văn trang trí gồm tứ linh là long, ly, quy, phượng và tứ quý gồm tùng, trúc, cúc, mai. Trong nghệ thuật kiến trúc dân gian điều này hàm ý sự hòa hợp giữa đất, trời, sự trường thọ bền vững, cao sang và an lạc.

Hoa văn chạm khắc trên kẻ hiên
Hoa văn chạm khắc trên kẻ hiên

Các chi tiết trong nhà được liên kết bằng mộng, mẹo là đặc trưng kiến trúc nhà của người Việt. Khi gặp biến cố, có thể dỡ bỏ phần khung và sau đó lại phục dựng như cũ.

Ngôi nhà cổ có hoa văn chạm khắc tinh xảo, vẫn còn rõ nét cho đến ngày nay.

Chuyên gia về nhà Việt- Nguyễn Thị Vân Anh

Nhà gỗ Phúc Lộc

Ngôi nhà cổ gỗ mít ròng có một không hai ở Quảng Nam

Với kiến trúc độc đáo, ngôi nhà cổ gỗ mít ròng của ông Nguyễn Đình Hoan ở làng Lộc Yên, thôn 4 xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước (Quảng Nam) được nhiều nhà nghiên cứu và giới sưu tầm khẳng định là độc nhất vô nhị.

Ngôi nhà cổ gỗ mít ròng của ông Nguyễn Đình Hoan
Ngôi nhà cổ gỗ mít ròng của ông Nguyễn Đình Hoan (huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam)

Ngôi nhà cổ gỗ mít ròng được xây năm 1850, từ thời cụ cố Nguyễn Đình Hoằng

Ngôi nhà được làm từ gỗ mít rừng
Ngôi nhà được làm từ gỗ mít rừng
Ngôi nhà có 16 cột lớn vừa một người ôm
Ngôi nhà có 16 cột lớn vừa một người ôm

Ngôi nhà cổ được làm hoàn toàn bằng gỗ mít rừng, thiết kế theo kiểu “tam gian nhị hạ” (ba gian hai chái) – một trong những loại nhà ở cổ truyền của người Quảng Nam. Trong nhà có 36 cây cột chính đều được đặt trên đá tảng, trong đó có 16 cột lớn cỡ một người ôm (8 cây cột nhất gỗ mít ròng, 16 cây cột nhì, 12 cây cột chái và vì kèo, xuyên, trính, đầu hồi… chạm trổ công phu được dựng trên khu đất có thế đắc địa về phong thuỷ)

Chạm khắc hoa văn tinh xảo trên kẻ hiên
Chạm khắc hoa văn tinh xảo trên kẻ hiên

Trước cửa nhà là dãy núi Hòn Ngang làm bình phong che chắn, sau lưng tựa vào núi Gò Tròn làm điểm tựa. Bước qua ngõ đá rêu phong là Vũng Trâu Lội – nơi thuỷ tụ từ hai con suối nhỏ không tên giao nhau.

Hoa văn chạm khắc trên vì kèo
Hoa văn chạm khắc trên vì kèo

Ngôi nhà cổ gỗ mít ròng tiêu biểu cho kiểu thức “tam đoạn kẻ chuyền”, tức có ba vì kèo nối liên tục và gối lên nhau tại các điểm tiếp xúc thông qua các cột cái, cột quân và cột hiên.

Hoa văn chạm khắc hình cuốn thư
Hoa văn chạm khắc hình cuốn thư

Căn nhà còn lưu giữ nguyên vẹn dấu tích của một thời của chủ nhân, từ bộ phản gỗ, tủ thờ, cặp trường kỷ, bức hoành phi, chiếc bàn tự xoay cùng những nét hoa văn chạm khắc trên những vì kèo…

Hoa văn chạm khắc cách điệu
Hoa văn chạm khắc cách điệu
Hoa văn chạm khắc trên vì kèo rất tinh xảo và đa dạng
Hoa văn chạm khắc trên vì kèo rất tinh xảo và đa dạng

Quan sát kỹ các thanh kèo này, người xem sẽ liên tưởng đến những con rồng như đang nối đuôi nhau “sà” từ nóc xuống đến tận hiên nhờ những nét chạm trổ cực kỳ tinh xảo. Các đầu kèo, đuôi kèo được trang trí hình con Giao và lá Cúc cách điệu nhờ cách chạm lộng, chạm nổi trứ danh của thợ mộc Văn Hà. Phần bụng kèo là chim trĩ, tùng lộc, nho – sóc, cổ đồ, hoa lan, mai, quả điệp… bụng kèo chạm lộng dây hoa cúc cách điệu, tỉ mỉ đến từng chi tiết.

Mái ngói âm dương
Mái ngói âm dương

Mái ngói âm dương được mua từ phố cổ Hội An về lợp thay thế từ thời cụ Nguyễn Huỳnh Anh (chủ nhân đã mất).

Nhà cổ gỗ mít ròng của ông Nguyễn Đình Hoan là ngôi nhà đẹp về kiến trúc, vật liệu, cách tạo hình và cả phong thủy. Ngôi nhà cổ rất xứng đáng với cái tên gọi “có một không hai” ở Quảng Nam.

Chuyên gia về nhà Việt- Nguyễn Thị Vân Anh

Nhà gỗ Phúc Lộc

Kiến trúc mái độc đáo của ngôi chùa cổ ở Thái Bình

Chùa Keo (Thái Bình) là một ngôi chùa cổkiến trúc mái độc đáo nằm ở hệ thống cột và cách thiết kế, xây dựng.

Tam quan nội chùa Keo
Tam quan nội chùa Keo

Hệ thống cột đỡ mái chắc chắn

Giá kèo hai tầng hai đầu hồi tòa Trung Đường (Chùa Keo)
Giá kèo hai tầng hai đầu hồi tòa Trung Đường (Chùa Keo)

Tòa Trung Đường của chùa Keo không có mái đao mà hai đầu hồi lại có giá kèo hai tầng (gọi là giá roi). Có những chống chéo ở hệ bảy hiên. Hệ thống cột đỡ rất chắc chắn, tạo nên sự khỏe khoắn và song cửa đơn giản với hàng song đan mau và vách bưng ván lụa âm dương.

Chống chéo được chạm khắc công phu
Chống chéo được chạm khắc công phu

Những cái chống chéo được chạm khắc công phu, song cửa được bào vát lượn gốc cho nhỏ lại ở đoạn giữa. Những khối gỗ kê lên nhau tạo nên sự chắc chắn và độc đáo của mái tòa Trung Đường.

Cột gỗ đỡ mái chăc chắn
Cột gỗ đỡ mái chăc chắn
Gác chuông chùa keo
Gác chuông chùa keo
Kết cấu gỗ chồng rường ở gác chuông
Kết cấu gỗ chồng rường ở gác chuông

Kết cấu gỗ chồng rường dưới mái ở gác chuông. Và độ cong của mái đao theo kiểu Việt Nam: cong nhờ tầu mái và ở phần giữa vẫn dốc đều. Đầu dư vươn ra uốn cong, làm cho các góc giao nhau như bông hoa nở. Trang trí chạm khắc gỗ rất hoa mỹ, không sơn phết nhưng vẫn tôn lên vẻ đẹp của công trình.

Kết cấu gỗ ghép khít
Kết cấu gỗ ghép khít

Kết cấu gỗ ghép khít vào nhau.

Kiến trúc mái của ngôi chùa Keo (Thái Bình) rất độc đáo, khác vói những ngôi chùa Việt khác.

Chuyên gia về nhà Việt- Nguyễn Thị Vân Anh