Ngôi nhà cổ với lối kiến trúc khác biệt giữa lòng thủ đô Hà Nội

Ngôi nhà cổ của ông Vũ Mạnh Thắng ( thôn Đụn Dương, xã Liên Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội) còn gây chú ý bởi nó lưu giữ rất nhiều nét cổ xưa, dù đã qua 200 năm tuổi. Ngôi nhà nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội nhưng lại mang một lối kiến trúc riêng biệt, khác hoàn toàn với không gian của nhưng ngôi nhà cao tầng xung quanh.

Ngôi nhà cổ của ông Vũ Mạnh Thắng ( thôn Đụn Dương, xã Liên Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội)
Ngôi nhà cổ của ông Vũ Mạnh Thắng ( thôn Đụn Dương, xã Liên Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội)

Ngôi nhà cổ mang giá trị kiến trúc Việt

Cổng nhà
Cổng nhà

Chiếc cổng và lối dẫn vào ngôi nhà là một nét đặc trưng của những ngôi nhà Việt cổ truyền.

Mái nhà được lợp bằng ngói vảy
Mái nhà được lợp bằng ngói vảy

Mái nhà được lợp bằng ngói vảy

Lối dẫn vào nhà lát gạch
Lối dẫn vào nhà lát gạch

Sân, nền được lát bằng gạch cổ.

Bậc thềm
Bậc thềm

Ngôi nhà cổ được giữ gìn cẩn thận không hề bạc thếch, cũ kỹ mà vẫn sạch sẽ và có phần phong lưu. Trải qua nhiều lần tu sửa, ngôi nhà vẫn giữ được dáng vẻ cổ kính vốn có.

Kết cấu của ngôi nhà cổ mang đậm quan niệm thời phong kiến với bậc hè và ngưỡng cửa cao. Khách vào nhà phải cúi đầu nhìn tránh vấp ngã và cũng thể hiện sự tôn trọng đối với gia chủ.

Ngưỡng cửa
Ngưỡng cửa

Cửa và ngưỡng cửa chỉ được đánh bóng lại chứ chưa hề phải thay thế. Mặc dù đã có dấu vết thời gian nhưng không có tình trạng mối mọt.

Cửa bức bàn
Cửa bức bàn

Gỗ được dùng để làm nên ngôi nhà là táu, mít, xoan, dỗi, vàng tâm là những loại gỗ có giá trị, chống mối mọt và độ bền cao. Trải qua mưa nắng, sự tác động của các yếu tố môi trường và con người, nhưng ngôi nhà cổ vẫn kiên cố bất chấp thời gian.

Những đường nét hoa văn chạm khắc không quá cầu kỳ nhưng vẫn mang vẻ đẹp rất riêng. Cánh cửa bức bàn tạo nên sự chắc chắn và khỏe khoắn, là điểm nhấn ngay từ khi bước vào ngôi nhà cổ.

Gian thờ
Gian thờ
Cột nhà làm từ cây cau điêu khắc câu đối chữ Nho
Cột nhà làm từ cây cau điêu khắc câu đối chữ Nho

Nhìn từ bên ngoài thì thấy sự mộc mạc giản dị của ngôi nhà, nhưng khi bước vào bên trong ngôi nhà cổ sẽ bị ấn tượng bởi thiết kế và sự hoài cổ của những vật dụng gian thờ.

Xà nhà
Xà nhà

Các thanh xà nhìn như mới được làm dù đã trải qua 200 năm.

Kiến trúc độc đáo và riêng biệt của ngôi nhà cổ 200 năm tuổi được xem như là báu vật vô giá giữa lòng thủ đô tấp nập. Mang giá trị là khuôn mẫu kiến trúc nhà Việt truyền thống.

Chuyên gia về nhà Việt- Nguyễn Thị Vân Anh

Nhà gỗ Phúc Lộc

Nhà cổ gỗ lim 7 gian hơn 300 tuổi

Ngôi nhà cổ 300 năm tuổi làm bằng gỗ lim ở vùng quê Kinh Bắc của dòng họ Nguyễn Thạc (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) dựng từ năm 1686.

Ngôi nhà gỗ lim hơn 300 năm tuổi
Ngôi nhà gỗ lim hơn 300 năm tuổi

Kiến trúc của ngôi nhà cổ gỗ lim

Khu nhà dùng làm nơi thờ tự của gia đình dòng họ Nguyễn Thạc
Khu nhà dùng làm nơi thờ tự của gia đình dòng họ Nguyễn Thạc

Khu nhà của dòng họ Nguyễn Thạc gồm một khu thờ tự; một khu để ở, tiếp khách và bếp. Có sự phân chia về mặt chức năng sử dụng của từng gian, khu nhà. Khoảng sân rộng phía trước nhà là đặc trưng của những ngôi nhà Việt.

Mái nhà
Mái nhà
Ngói vẩy cá
Ngói vẩy cá

Mái của ngôi nhà cổ được lợp ngói vẩy cá, dốc 30 độ, giúp nước mưa dễ chảy xuống. Ngói vẩy cá được sử dụng khá phổ biến vào những năm 1686, giai đoạn ngôi nhà được xây, đặc biệt là những ngôi nhà ở vùng Kinh Bắc.

Hiên nhà
Hiên nhà

Hiên nhà vừa là nơi hóng mát vào những ngày hè oi bức, vừa tránh mưa gió không hắt vào nơi ở. Hàng cột gỗ lim ở hiên nhà vẫn còn bền và đẹp.

Gian thờ
Gian thờ

Nhà hiện có 7 gian, 3 gian chính giữa là nơi thờ tự, nơi quan trọng nhất trong nhà ở dân gian Bắc Bộ. Gian thờ có các bức hoành phi và câu đối được chạm khắc cầu kỳ. Hoa văn chạm khắc trên gỗ lim đạt đến trình độ tinh xảo.

Cửa bức bàn
Cửa bức bàn

Toàn bộ ngôi nhà cổ gỗ lim có 28 cánh cửa bức bàn.

Gỗ lim là loại gỗ có khả năng chống mối mọt, có độ bền cao. Ngôi nhà cổ gỗ lim của dòng họ Nguyễn Thạc là một trong những mỹ nghệ tuyệt tác của kiến trúc nhà Việt.

Chuyên gia về nhà Việt- Nguyễn Thị Vân Anh

Nhà gỗ Phúc Lộc

Của bức bàn- một phần kiến trúc nhà gỗ cổ Việt Nam

Kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Việt Nam vô cùng đặc sắc với các bộ phận, kết cấu của ngôi nhà được làm rất công phu, cầu kỳ. Cửa bức bàn là một bộ phận không thể thiếu của ngôi nhà gỗ cổ truyền.

Hoa văn chạm khắc tùng- cúc- trúc- mai
Hoa văn chạm khắc tùng- cúc- trúc- mai

Hoa văn chạm khắc tinh xảo trên cửa bức bàn

Cửa bức bàn là phần đầu tiên của ngôi nhà, sau tổng thể ngôi nhà mà con người nhìn vào có thể biết được gia chủ ngôi nhà đó giàu có hay không.

Hoa văn chạm khắc hài hòa kết hợp hình khối
Hoa văn chạm khắc hài hòa kết hợp hình khối
Hoa văn chạm khắc tinh tế trên cửa bức bàn
Mỗi nghệ nhân có những cách chạm khăc khác nhau tạo ra những hoa văn riêng biệt

Bên cạnh các chức năng chính là dùng để che chắn, bảo vệ cho ngôi nhà, tránh trộm cướp thì cửa bức bàn còn dùng đẻ trang trí. Chính vì vậy, đa phần cửa bức bàn được chạm khắc hoa văn rất tinh xảo, cầu kỳ với nhiều họa tiết, hình khối khác nhau, thể hiện tay nghề của người thợ mộc.

Hoa văn hình hoa lá
Hoa văn hình hoa lá

Cửa bức bàn với những cách trang trí, chạm khắc khác nhau luôn trở thành điểm nhân gây ấn tượng cho người nhìn. Cửa bức bàn là một phần không thể thiếu của ngôi nhà cổ Việt Nam.

Chuyên gia về nhà VIệt- Nguyễn Thị Vân Anh